Hậu quả Tự áp bức do nội tâm hóa

"Nếu phụ nữ bị vây quanh bởi những người coi họ là kẻ dưới, không có năng lực hoặc không kiểm soát được hành động của mình, phụ nữ có thể sẽ nhìn nhận bản thân theo cách tương tự, ngay cả trong tiềm thức."[11] Sự tự áp bức do nội tâm hóa nuôi dưỡng niềm tin rằng bản thân không thể tự chủ, không xứng đáng để nắm giữ quyền lực và không là gì hơn là đối tượng cho sự thỏa mãn tình dục (xem mục khách quan hóa tình dục - sexual objectification).[11] "Sự tự áp bức về tâm lý có thể gây tổn hại đến mối quan hệ đạo đức của một người với bản thân... Vì những người có thành kiến áp bức đã được nội tâm hóa thường tiếp tục tham gia vào những hành vi nối dài những thành kiến đó, nên sự tự áp bức do nội tâm hóa không chỉ là triệu chứng bên ngoài của một môi trường xã hội mang tính áp bức, nó còn đại diện cho một cơ chế đảm bảo sự tồn tại tiếp tục của môi trường đó".[11]

Theo Valerie Joseph và Tanya O. Williams, sinh viên tiến sĩ của Đại học Massachusetts Amherst, "sự tự phủ định chủng tộc sâu sắc [,] ... hận thù chủng tộc do nội hóa [và] sự tự áp bức do nội hóa ... cản trở sự phát triển khi người dân và học giả [của chủng tộc bị áp bức] kìm hãm khả năng [của chính họ] để trở nên ... sâu sắc, mạnh mẽ và xinh đẹp... [6] Các cá nhân có thể bị làm cho cho cảm thấy "có liên hệ với việc tuân thủ các giá trị và mục tiêu" của xã hội thống trị. [6]

Sự tự áp bức do nội tâm hóa cũng có thể xảy ra ở cá nhân những người khuyết tật. Những người này có thể tự tạo khoảng cách với những người khuyết tật khác để tránh bị xã hội coi là "yếu đuối" hay "lười biếng" (như những người khuyết tật khác). [12]

Nabina Liebow viết: "Những người da màu đã nội tâm hóa khuôn mẫu về tội phạm và sự lệch lạc về đạo đức ...có thể ... tự nhìn nhận mình như những kẻ ngoài vòng pháp luật của cộng đồng đạo đức" và có thể "thực hiện những hành động mà sẽ tiếp tục nối dài những thành kiến này ... Việc hiện thực hóa những khuôn mẫu này tiếp tục đẩy họ ra ngoài khuôn khổ đạo đức và củng cố căn tính (identity) hư hỏng đạo đức của họ... Nội tâm hóa những khuôn mẫu về tội phạm và sự lệch lạc đạo đức có thể dẫn đến cảm giác lan tràn tội lỗi ... Cảm giác tội lỗi dai dẳng có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe tâm thần như trầm cảm" và "đối diện nhiều lần với cảm giác tội lỗi và những cảm giác tương tự có thể dẫn đến một loạt các thách thức về sức khỏe như đối phó rối loạn chức năng (dysfunctional coping), béo phì bụng dưới (abdominal obesity) và không dung nạp glucose (glucose intolerance), kẻ đồng lõa với sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2”. [9]